Wednesday, May 25, 2011

ĐẠI TÁ ROBERT LEWIS HOWARD


ĐẠI TÁ ROBERT LEWIS HOWARD
CCC – Medal of Honor

        Ngày 22 tháng Hai năm 2010, đại tá hổi hưu Robert lewis Howard (MOH) sẽ được đưa đến nơi an nghỉ trong nghỉa trang Quốc Gia Arlington. Đại tá Howard đã đưa tên tuổi mình vào trong toà nhà Danh Dự Biệt Động Quân Hoa Kỳ (Ranger Hall of Fame) năm 2005. Ông ta chính thức về hưu năm 2006 sau thời gian phục vụ 52 năm cho quốc gia.
        Đại tá Howard lớn lên ở Opilika, Alabama, gia nhập quân đội ở Montgomery với cấp bậc binh nhì năm 1956 lúc mới mười bẩy tuổi. Ông ta giải ngũ với cấp bậc đại tá, và là người được nhiều huy chương nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong khi đa số người Mỹ đều biết Audie Murphy là quân nhân đạt được nhiều huy chương nhất trong trận Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng chỉ một số rất ít người biết đại tá Howard có nhiều huy chương hơn Audie Murphy. Chỉ có 3448 người Hoa Kỳ được ân thưởng huy chương Danh Dự (Medal of Honor), và hiện tại 90 người vẫn còn sống.
        Đại tá Howard được biết là người nhận huy chương Danh Dự, nhưng ít người biết khi ông ta còn mang cấp bậc trung sĩ, trung sĩ nhất trong đơn vị Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát thuộc bộ Tư Lệnh Quân Viện (MACV), đã được đề nghị ân thưởng huy chương Danh Dự trong ba trường hợp khác nhau, trong vòng mười ba tháng trong năm 1967-1968. Hai lần đầu bị giảm xuống vì nhu cầu bảo mật của đơn vị mà ông ta đang phục vụ. Lần đầu xuống huy chương Phục Vụ Xuất Sắc (hạng nhì, Distinguished Service Cross chỉ thua huy chương Danh Dự), lần thứ hai xuống Ngôi Sao Bạc (hạng ba, Silver Star). Lần thứ ba cũng bị xuống huy chương Phục Vụ Xuất Sắc nhưng sau đó nâng lên thành huy chương Danh Dự.
        Lần được đề nghị nhận lãnh huy chương Danh Dự thứ ba, lúc đó ông ta mang cấp bậc trung sĩ nhất, trung đội phó một trung đội xung kích Hornet Force, đi cấp cứu một quân nhân Hoa Kỳ Robert Scherdin trên đất Miên ngày 30 tháng Mười Hai năm 1968.
        Đại tá Howard được thăng cấp đặc cách (rất đặc biệt) từ thượng sĩ lên trung úy năm 1969 và được ân thưởng huy chương Danh Dự do Tổng Thống Richard M. Nixon trong tòa Bạch Ốc năm 1971. Đại tá Howard còn nhận được rất nhiều huy chương đủ loại khác, kể cả tám Chiến Thương Bội Tinh.
        Đơn vị Nghiên Cứu Quan Sát (MACV-SOG) thực hiện những cuộc hành quân bí mật (được bảo mật), xâm nhập trên đất Lào, Miên và miền bắc Việt Nam. Quân nhân tình nguyện phục vụ trong đơn vị này phải thi hành những nhiệm vụ nguy hiểm nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Đại đội thám sát chỉ có 60 người ở Kontum là đơn vị ông ta phục vụ, cũng là đơn vị nhỏ nhất trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam được ân thưởng tất cả năm huy chương Danh Dự.
        Câu chuyện về đại tá Howard được tác giả John Plaster nhắc đến trong quyển sách nổi tiếng “SOG Những trận chiến bí mật của Biệt Kích Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam”.

        CHIẾN CÔNG:
        Với lòng dũng cảm, hy sinh cả mạng sống của mình để phục vụ. Trung úy Howard (lúc đó là trung sĩ nhất) đã chứng tỏ khả năng, lòng quả cảm khi đảm nhiệm chức vụ trung đội phó một trung đội (xung kích, Hornet Force), gồm những quân nhân Việt-Mỹ (đa số là người Thượng) trong một nhiệm vụ cấp cứu quân nhân Hoa Kỳ trong một khu vực do địch quân kiểm soát (thực ra trên đất Miên). Trung đội này vừa xuống trực thăng, đang di chuyển ra khỏi bãi đáp thì bị khoảng hai đại đội địch quân tấn công.
        Ngay từ phút đầu tiên, trung úy Howard đã bị thương và khẩu súng của ông ta đã bị hư hại vì lựu đạn. Trung úy Howard trông thấy người trung đội trưởng bị thương nặng và nằm kẹt trước hỏa lực của địch. Mặc dầu đã bị thương nơi chân không bước đi được và không có vũ khí, trung úy Howard vẫn bò lên trước hỏa lực của địch lôi cấp chỉ huy bị thương về vị trí phòng thủ. Trong khi đang tháo đồ trang bị, băng bó vết thương cho viên sĩ quan trung đội trưởng, một viên đạn của địch trúng vào hộp đựng đạn của ông ta. Lúc đó trung úy Howard nhận định rằng phải chỉ huy trung đội chiến đấu vì lúc đó đang rối loạn hàng ngũ bị địch tấn công bất ngờ.
        Với lòng can đảm, trung úy Howard đã tổ chức được phòng tuyến chiến đấu. Ông ta bò đến từng vị trí, động viên tinh thần binh sĩ, băng bó cho người bị thương. Sau ba tiếng rưỡi đồng hồ, trung đội (Hornet Force) được phi cơ yểm trợ, đã chống trả quyết liệt làm địch quân phải rút lui và trực thăng vào đưa trung đội về căn cứ.
        Trung Úy Howard đích thân điều động cuộc rút quân, cho đến khi tất cả mọi người đã lên trực thăng. Trung úy Howard đã chứng tỏ lòng dũng cảm, gương can đảm đối với thuộc cấp, đem vinh dự về cho quân đội.

        HIỆP SĨ KHIÊM TỐN (Đại tá Robert L. Howard 1939-2009)
        Năm 1968, đại tá Robert L. Howard, một trung sĩ nhất 30 tuổi là người khỏe mạnh nhất trong căn cứ. Với bộ ngực nở nang của người tiều phu, đốn củi, tinh thần cương quyết. Tôi là một trong số rất ít quân nhân LLĐB cùng chung đơn vị với Bob trong đại đội thám sát 60 người trên Bộ Chỉ Huy Trung (CCC). Một đơn vị Mũ Xanh LLĐB tối mật, hoạt động sau phòng tuyến của địch. Là một đơn vị thuộc Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG), chúng tôi có nhiệm vụ xâm nhập, dò thám, đột kích, ngan chặn, phá hoại hệ thống đường mòn HCM trên đất Lào và Miên.
        Howard rất nổi tiếng. Tất cả phim ảnh do tài tử John Wayne, Clint Eastwood đóng, gom lại cũng chưa đủ để so sánh với con người thật của Bob Howard. Trên giấy tờ, ông ta được ân thưởng tám Chiến Thương Bội Tinh, nhưng thật ra bị thương tất cả mười bốn lần. Sáu lần, ông ta quyết định... chưa xứng đáng để nhận huy chương. Nên nhớ rằng, mỗi lần ông ta bị thương thì mười lần ông ta xuýt chết, bạn thử tưởng tượng... chiến công của ông ta. Ông ta xứng đáng được xếp hạng những anh hùng vĩ đại của người Hoa Kỳ như: Davy Crockett, Audie Murphy...
        Cho rằng ông ta là anh hùng cũng không phải là điều “phóng đại”. Một lần, hai tên khủng bố VC lái Honda chạy ngang căn cứ ném một quả lựu đạn vào nhóm quân nhân Hoà Kỳ đang đứng (bộ chỉ huy Trung CCC trên Kontum, xây căn cứ hành quân tiền phương B-15 nằm hai bên quốc lộ 14, xe cộ thường dân có thể đi ngang qua). Trong khi mọi người nhanh chóng chạy tìn chỗ trú ẩn, Howard bình tĩnh, giựt khảu M-16 của binh sĩ đang canh gác, qùy xuống nhắm, bắn chết một tên, rồi chạy bộ đuổi theo bắn chết tên thứ hai.
        Một lần khác, Howard đang ngồi trên trực thăng với Larry White và Robert Clough bay sang Lào. Viên phi công (không ngờ) đáp xuống giữa hai chiếc trực thăng được ngụy trang rất kỹ của quân đội Bắc Việt. Địch quân cũng... không dè, rồi súng AK-47 nổ vang vào chiếc trực thăng Huey của bộ chỉ huy Trung (CCC). White bị trúng ba viên đạn rơi ra khỏi trực thăng, Howard cùng với Clough nhẩy vội ra, khai hỏa khẩu CAR-15, lôi White lên trực thăng, rồi chiếc trực thăng với đầy vết đạn AK bay khập khiễng trở về căn cứ.
        “Khi biết Bob Howard đang trên đường đến cứu, bạn rất nhiều hy vọng”, trưởng toán biệt kích SOG Lloyd O’Daniels kể lại chuyến đi cứu Joe Walker. Toán biệt kích của anh ta cùng với một trung đội xung kích Hornet bị quân đội Bắc Việt tràn ngập tại vị trí gần một xa lộ lớn trên đất Lào. Walker bị thương nặng không di chuyển được, lẩn trốn cùng với một binh sĩ người Thượng.
        Howard cùng với một chục binh sĩ Thượng từ bộ chỉ huy Trung (CCC) được trực thăng đưa vào khu vực để cứu Walker. Khu vực đơn vị SOG bị tràn ngập vẫn còn rất nhiều lính Bắc Việt, họ đợi đến tối mới xâm nhập vào khu vực. Vì trời tối, Howard phải mò mẫm từng xác chết, nghe tiếng tim vẫn còn đập, và chân dài (người Hoa Kỳ). Rồi tới đúng Walker, Howard nghe ông bạn nói khẽ “Mày... là thằng bạn dễ thương lắm”. Rồi Howard cõng Walker trở về an toàn.
        Được mời đến tòa Bạch Ốc trong ngày lễ Tưởng Niệm (Memorial Day). Sau khi Tổng Thống Nixon choàng huy chương Danh Dự vào cổ Bob Howard, Tổng Thống Nixon hỏi Howard muốn làm gì trong ngày lễ Memorial Day? Ăn trưa với Tổng Thống, thăm tòa Bạch Ốc... Hiệp Sĩ Khiêm Tốn trả lời, muốn đến thăm mộ Chiến Sĩ Vô Danh trong nghĩa trang Quốc Gia Arlington... ông ta muốn tâm sự, chia xẻ với những người đã đi trước ông ta.
(Thiếu tá John L. Plaster)

 Dallas, TX.
vđh

No comments:

Post a Comment